TẤT TẦN TẬT VỀ KIỆU BÁT CỐNG VÀ CÁC MẪU KIỆU RƯỚC

Kiệu bát cống và các mẫu kiệu rước khác sẽ được phân biệt qua bài viết dưới đây

kiệu bát cống và các mẫu kiệu rước khác xuất hiện rất nhiều trong các lễ hội làng. Lễ hội ở các làng quê thường diễn ra từ 3 đến 5 ngày, nội dung chủ yếu được chia thành hai phần rõ rệt: Phần lễ và phần hội.

Trong phần nghi lễ có rước (còn gọi là rước kiệu) thì đó là nghi lễ có quy mô và hoành tráng nhất trong lễ hội. Lễ rước thường có: rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước. Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia…

Trong số các lễ rước thì rước thần và rước nước phổ biến hơn cả.

Để di chuyển tượng thần hoặc thần vị từ nơi thờ tự về nơi mở hội (thường là từ miếu về đình) được thực hiện qua lễ rước. Nhưng cũng có làng không lập miếu thờ riêng mà có mở hội (thường là hội đền) thì lễ rước thường chỉ rước bát nhang, sắc phong, mâm ngũ quả từ thần điện ra ngoài quanh một vòng trong nội hạt với ý nghĩa “thánh đi thăm thú làng quê” (nơi bảo hộ) hay đi “du xuân” sau lại trở về. Vì vậy, theo nhu cầu lễ rước, số lượng cỗ kiệu tương ứng với số các vị thần được tôn thờ tại nơi thờ tự.

Kiệu thường thấy trong các lễ rước là kiệu bát cống (kiệu bay), kiệu 8 người khiêng. Thế Giới Đồ Thờ Tượng Phật xin cung cấp một số thông tin về kiệu bát cống và một số mẫu kiệu rước thường gặp.

Cấu tạo của kiệu bát cống

Đòn kiệu:

Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.

Đòn dọc: Phần đầu là hình đầu rồng, phần cuối là hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, 2 đòn đặt song song và có 2 thanh ngang nối 2 đòn dọc tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội phần trên kiệu.

Đòn ngang: Gồm 2 đòn song song, mỗi đòn gồm 2 đầu rồng hướng ra ngoài tạo thành mặt phẳng thứ 2, đội 2 thanh đòn dọc.

Đòn khiêng: Gồm 4 đòn đặt dưới đầu của 2 đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là chân kiệu, hàng hóa hoặc hùng đô, giai đô… 4 đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 đòn dọc.

kiệu bát cống long đình
Kiệu bát công long đình, đòn dọc dài 4,2m

Phần trên đòn:

Phần trên đòn có thể thiết kế khác nhau tạo thành các kiểu kiệu bát cống khác nhau:

Phần trên là khám long đình thì kiệu được gọi là kiệu bát cống long đình:

kiệu bát cống long đình sơn thếp
Kiệu bát cống long đình, phần trên đòn dọc là khám long đình

Phần trên là ghế bành thì kiệu được gọi là kiệu bát cống bành (bát cống song hành):

kiệu bát cống bành mộc
kiệu bát cống bành (bát cống song hành)

Bành kiệu

Được làm từ một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn, trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp.

  • Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng) cùng các cành lá rong rêu thủy sinh.
  • Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước. Trước bài vị thần đặt các vật lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả…

Phần trên là khám mái cong gọi kiệu được gọi là kiệu ngọc lộ:

kiệu bát cống ngọc lộ
 Kiệu bát cống ngọc lộ (kiệu thờ đền Hai Bà Trưng)

Kiệu  bát cống đục võng gọi là kiệu võng:

kiệu võng
Kiệu võng (kiệu phượng)

Ngoài ra còn có một số mẫu kiệu khác như:

Kiệu long đình:

Kiệu long đình là loại kiệu rước phổ biến nhất trong các lễ nghi tôn giáo và tín ngưỡng của dân tộc ta. Hầu hết trong các lễ hội hay đám tang, đám hiếu đều có sự tham gia của kiệu long đình

Về kích thước, kiệu long đình, phổ biến có chiều cao từ 2m2 – 2m7, kích thước để tính giá thành kiệu là diện tích mặt đế.

Do vậy thường gọi là kiệu long đình vuông 80, vuông 90, vuông 1m2,… Trong đó, kiệu long đình dùng để rước thường là vuông 80; kiệu long đình vuông 90 trở lên ít khi dùng để rước, thường dùng để thờ.

Về cấu tạo kiệu long đình bao gồm bộ phận như:

  • Phần đỉnh kiệu long đình: Còn gọi là mui vẹm bốn mái, phía trên có lâu 4 mặt có thể luồn dây lụa đỏ để ràng cả 3 phần kiệu chắc chắn khi rước.
  • Phần thân kiệu long đình: Còn gọi là long cung; phần này 3 mặt như nhau, mặt hậu có tấm chấn thủy được chạm khắc theo tích long cuốn thủy. Hai bên bức long cuốn thủy này là hai con rồng chầu tam cấp, phía trước chấn thủy có thể có 2 nghê chầu. Khác với li xa, kiệu long đình có hai tầm võng; võng 2 là dây leo, võng 1 là rồng chầu nguyệt.
  • Phần đế kiệu long đình: Hay còn gọi là án gian, hình thức giống như 1 cái án gian chạm khắc 4 mặt. Tuy nhiên phần này của kiệu long đình có các lỗ để luồn đòn khiêng kiệu (chiếc đòn này còn gọi là đòn đầu rồng đuôi tôm).
  • Chất liệu kiệu long đình: Thường được làm từ gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ mít …
  • Kiệu Long Đình được sơn son thếp vàng: Truyền thống rất đẹp uy nghi của kiêu.
  • Hoa văn, họa tiết của kiệu long đình: Được các nghệ nhân trạm trổ sắc nét. Đầu rồng đuôi tôm, long ly quy phượng , hổ phù , mây và các hoa văn khác .
Kiệu long đình
Kiệu hoa (kiệu bánh):
Kiệu hoa (kiệu bánh)
Kiệu song hành (kiệu bành):
kiệu song hành (kiệu bành)

Địa chỉ đặt mua kiệu bát cống và các mẫu kiệu rước uy tín

Có rất nhiều địa phương sản xuất đồ thờ gỗ. Nhưng nói tới đồ thờ, tượng thờ gỗ và các sản phẩm sơn son thếp vàng phải kể tới làng nghề Sơn Đồng. Làng nghề lâu lăm và nổi tiếng với nước sơn truyền thống mà không đâu có thể làm đẹp bằng. Làng nghề chúng tôi có bí quyết riêng và có thể nhận diện sản phẩm của địa phương một cách dễ dàng. Tự hào là một thương hiệu lâu năm nhất của làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Cơ sở Thế Giới Đồ Thờ Tượng Phật của chúng tôi đã gìn giữ tinh túy của làng nghề, và đào tạo rất nhiều lớp thợ trẻ.

– Chúng tôi có xưởng sản xuất rộng 1200m2. Có sẵn rất nhiều các loại gỗ: mít, gụ, dổi, hương, vàng tâm. Đội thợ mộc tay nghề. Và đội thợ sơn giỏi. Xưởng có cẩu trục lớn để thuận tiện cho việc ra vào gỗ và các sản phẩm tượng có kích thước lớn.

– Chúng tôi có cửa hàng rộng 12m mặt tiền. Tổng sàn bày hàng là 1600m2. Với rất nhiều mẫu mã sản phẩm để mộc và sơn sẵn. Bao gồm các đồ thờ, tượng thờ gỗ, đồ đồng và sứ. Chúng tôi xuất buôn và bán lẻ. Giá thành hợp lý đi liền với chất lượng sản phẩm.

– Cửa hàng có sẵn đội thợ sơn làm việc tại xưởng sơn đằng sau nên quý khách có thể tham quan quy trình sơn của chúng tôi, cũng như chỉnh sửa sản phẩm theo yêu cầu một cách dễ dàng

– Chúng tôi còn cung cấp nguyên vật liệu ngành mộc, sơn gỗ, đánh sơn ta cung cấp cho làng nghề và xuất đi các cửa hàng. Nên rất am hiểu đặc tính sơn ta, đảm bảo thếp vàng ta bóng, bền, đẹp, chất lượng cho quý khách.

– Cơ sở của chúng tôi gia truyền 3 đời, được điều hành bởi nghệ nhân Nguyễn Trí Quảng (chủ tịch hội nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng). Bậc thầy truyền nghề cho rất nhiều thợ giỏi. Và anh Nguyễn Chí Thanh (con trai) cũng là nghệ nhân, bàn tay vàng của làng nghề – trực tiếp thiết kế sản phẩm và chỉ bảo, giám sát thợ.

Lợi ích của khách hàng khi làm việc với chúng tôi?

– Khách hàng được tham quan trực tiếp xưởng sản xuất. Nếu không về xưởng được chúng tôi luôn sẵn sàng quay trực tiếp xưởng mộc và sơn cho quý vị xem.

– Quý khách luôn được tiếp đón và tư vấn nhiệt tình dù hữu duyên làm việc được với nhau hay không.

– Chất lượng sản phẩm, mẫu mã đúng theo yêu cầu, gỗ trần lõi, được xử lý chống cong, vênh mối, mọt.

– Được kiểm tra mộc trước khi sơn hoàn thiện.

– Giao nhận hàng theo đúng thời gian hợp đồng

– Bảo hành chất lượng gỗ 50 năm, chất lượng sơn 10 năm

– Treo lắp miễn phí

– Vận chuyển miễn phí với khoảng cách 10km, hỗ trợ giao hàng toàn quốc.

– Nhận quà hấp dẫn khi quý khách quay lại mua hàng từ lần thứ 2.

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc của gỗ, nhất là khi sản phẩm đã sơn lên thì khó biết được chính xác loại gỗ gì. Chính vì vậy chúng tôi khuyên quý khách nên kiểm tra mộc kỹ trước khi sơn để đảm bảo quyền lợi!

Để nhận tư vấn mua và đặt hàng, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Sdt/zalo: 0966 822 858

Đc: Số 19 Đường Nguyễn Viết Thứ, ngã tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội

Rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.